Múa lân Trung thu – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Múa lân Trung thu là một màn trình diễn sôi động, không chỉ mang đến niềm vui cho trẻ em mà còn là cách để phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Từ những con đường làng quê đến các khu phố thị thành, tiếng trống rộn ràng và những màn múa lân Trung thu đã trở thành biểu tượng quen thuộc của lễ hội trăng rằm. Hãy cùng Bangdinhdonghang khám phá sâu hơn về nghệ thuật múa lân độc đáo này qua bài viết chi tiết dưới đây!

Nguồn gốc, ý nghĩa nghệ thuật múa lân Trung thu đậm chất dân gian

Múa lân Trung thu được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã du nhập vào Việt Nam từ những năm bị Bắc thuộc. Đây là một hình thức nghệ thuật dân gian kết hợp giữa múa, võ thuật và âm nhạc. 

Theo quan niệm dân gian Việt, lân là loài vật linh thiêng, mang đến may mắn và bảo vệ con người khỏi những điều xấu. Vì vậy, múa lân tết Trung thu không chỉ là một hình thức giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Người ta tin rằng, múa lân Trung thu có thể xua đuổi tà ma, cầu mong sự an lành và thịnh vượng cho cộng đồng.

Màn trình diễn múa lân sư tử Trung thu thường diễn ra sôi động nhất vào đêm trăng rằm, khi ánh trăng sáng nhất. Ánh trăng lung linh cùng với âm thanh rộn ràng của trống, chiêng tạo nên bầu không khí vô cùng đặc biệt, chỉ có vào ngày lễ Trung thu.

Múa lân Trung thu
Múa lân Trung thu là một hình thức nghệ thuật dân gian kết hợp giữa múa, võ thuật và âm nhạc

Bật mí các dụng cụ múa lân Trung thu cần thiết

Trước tết Trung thu vài tháng, các đội múa lân đều cần chuẩn bị kỹ lưỡng về dụng cụ và trang phục. Bởi mỗi món đồ đều mang một ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một màn trình diễn hoàn hảo. 

Đầu lân – Linh hồn của màn trình diễn

Đầu lân được xem là trái tim của bộ trang phục múa lân Trung thu. Đây là phần quan trọng nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao trong quá trình chế tác. Trung bình, mỗi bộ đầu lân có thể nặng chừng 3,5kg, đòi hỏi người múa phải có sức khỏe tốt và khả năng chịu đựng cao.

Trước đây, đầu lân được làm bằng cách tạo khung tre, sau đó dán nhiều lớp giấy bồi lên để tạo hình. Công đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo, vì mỗi lớp giấy cần được dán cẩn thận và để khô hoàn toàn trước khi tiếp tục.

Làm đầu Múa lân Trung thu
Đầu lân truyền thống được làm bằng cách tạo khung tre, sau đó dán nhiều lớp giấy bồi lên để tạo hình

Sau khi phơi khô đầu lân 3 tiếng, người nghệ nhân sẽ bắt đầu vẽ tay để trang trí. Lân chủ yếu được họa bởi những tông màu rực rỡ như xanh, đỏ, vàng,… với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Phần mắt lân thường được làm to và tròn, có thể chớp được nhờ cơ chế dây kéo đặc biệt bên trong. Miệng lân cũng được thiết kế có thể mở ra đóng vào, thường được gắn lông mềm bên trong để tạo hiệu ứng thực tế.

Múa lân Trung thu
Sau khi phơi khô đầu lân 3 tiếng, người nghệ nhân sẽ bắt đầu vẽ tay và gắn lông trang trí

Thân lân và trang phục người múa lân

Thân lân thường được làm dài và có thể uốn lượn linh hoạt. Cả phần thân được may từ vải bông cao cấp, có đính kim sa hoặc vảy lấp lánh để tạo hiệu ứng bắt mắt dưới ánh đèn. 

Về trang phục người múa bên trong sẽ là quần và áo tách rời, được may cổ tròn và dài tay. Màu sắc của trang phục, thân lân và đầu lân phải hài hòa với nhau để tạo nên một tổng thể đẹp mắt và ấn tượng. Ngoài ra, còn có các phụ kiện khác như giày lân. Giày lân thường được thiết kế đặc biệt để tạo độ bám và linh hoạt cho người múa, đặc biệt trong các động tác nhảy nhót hay leo trèo.

Bộ đồ múa lân trung thu
Màu sắc của trang phục, thân lân và đầu lân phải hài hòa với nhau để tạo nên một tổng thể đẹp mắt

Nhạc cụ 

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong múa lân ngày tết Trung thu. Những âm thanh sôi động phát ra từ nhạc cụ giúp tạo không khí vui tươi và hứng khởi cho buổi biểu diễn. Các nhạc cụ dùng khi múa lân thường là nhạc cụ truyền thống như:

  • Trống lân: Đây là nhạc cụ chủ đạo, tạo nên nhịp điệu cơ bản cho màn múa. Tùy vào cách đánh trống, người múa lân sẽ những chuyển động phối hợp tương ứng. Trống lân có kích thước lớn, âm vang và trầm, đòi hỏi người đánh phải có kỹ thuật và sức mạnh.
  • Chiêng: Tạo âm thanh vang và sắc, thường được sử dụng để đánh dấu các điểm nhấn cao trào trong bài múa.
  • Thanh la: Có âm thanh trong và cao, được sử dụng để thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh, khiến họ tụ tập lại thưởng thức màn biểu diễn.
Nhạc cụ múa lân Trung thu
Trống lân là nhạc cụ chủ đạo của màn múa lân đêm Trung thu, tạo nên nhịp điệu sôi động của buổi biểu diễn

Đạo cụ phụ trợ và trang trí

Ngoài những dụng cụ chính, còn có nhiều đạo cụ phụ trợ khác giúp làm tăng tính hấp dẫn cho màn múa lân Trung thu:

  • Đèn lồng: Không chỉ là vật trang trí, đèn lồng còn tạo nên bầu không khí huyền ảo cho buổi biểu diễn. 
  • Pháo giấy: thường được sử dụng vào những thời điểm cao trào của màn múa. Nhằm tạo hiệu ứng âm thanh và thị giác, góp phần làm tăng không khí sôi động của buổi biểu diễn. 
  • Cột leo hay Mai hoa thung: Đối với các đội múa lân có kinh nghiệm, họ thường chuẩn bị thêm đạo cụ Mai hoa thung. Đây là vật dụng được dùng để tạo nên những màn múa lân có động tác leo cột, nhảy múa trên cao. Cột thường được làm từ tre hoặc sắt, có độ cao từ 2-3 mét, đòi hỏi sự chắc chắn và an toàn cao.
  • Quả cầu hay lì xì: Trong một số màn múa, người ta treo một quả cầu hay phong bao lì  ở trên cao. Những người múa lân sẽ phải thể hiện kỹ năng để lấy được quả cầu này. Không chỉ thể hiện kỹ thuật ấn tượng của người múa, màn múa lân này còn tượng trưng cho may mắn.
Múa lân Trung thu trên cột
Múa lân trên Mai hoa thung chỉ được biểu diễn bởi những người trình diễn có kinh nghiệm dày dặn

Các động tác cơ bản trong một màn múa lân Trung thu

Múa lân là một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và rèn luyện. Mỗi động tác trong múa lân đều đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. Dưới đây là một số động tác cơ bản thường thấy trong các màn múa lân Trung thu, có thể bạn cũng biết đó:

  • Lân chào: Đây là động tác mở đầu, lân cúi đầu chào khán giả. Động tác này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự, đồng thời cũng là cách để con lân làm quen với khán giả.
  • Lân nhảy: dựa trên tiết tấu nhịp trống, người múa lân sẽ thực hiện các bước nhảy nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ. Động tác này đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa người cầm đầu và đuôi lân, cũng như giữa đội múa và đội nhạc.
  • Lân lắc đầu: Lân lắc đầu qua lại, thể hiện sự vui vẻ và hứng khởi. Động tác này thường được thực hiện kết hợp với việc chớp mắt và mở miệng lân, tạo nên hình ảnh sinh động và đáng yêu.
  • Lân gãi: Là hình ảnh lân dùng chân sau để gãi đầu. Đây là động tác đòi hỏi sự linh hoạt của người múa đuôi lân, khi phải nâng chân lên cao và giữ thăng bằng.
Múa lân Trung thu
Hình ảnh người múa lân thực hiện bước nhảy trên các cột Mai hoa thung

Ngoài ra, còn có nhiều động tác khác như lân ngủ, lân ăn hay lân đuổi bắt… Mỗi đội múa lân có thể sáng tạo thêm nhiều động tác đẹp mắt khác để thu hút sự chú ý của khán giả. Sự đa dạng trong các động tác không chỉ làm cho màn múa thêm phong phú mà còn thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo của đội múa.

Thông qua bài viết này, Bangdinhdonghang hy vọng rằng mỗi chúng ta sẽ tiếp tục gìn giữ và phát triển nghệ thuật múa lân Trung thu. Bởi đây mãi là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Chúng mình chúc bạn và gia đình có những khoảnh vui vẻ bên nhau trong mùa Tết Trung thu này nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng