Hướng dẫn chi tiết cách làm đèn Trung thu giấy nhún đẹp mắt tại nhà

Đèn Trung thu là một phần không thể thiếu trong dịp lễ hội truyền thống này. Nếu bé nhà bạn thích dáng đèn này, tại sao không thử cùng bé làm đèn trung thu handmade nhỉ? Chỉ cần một vài vật liệu và quy trình đơn giản dưới đây, bạn đã có thể bắt đầu quá trình sáng tạo đèn lồng Trung thu tuyệt đẹp ngay tại nhà rồi đó.

Khâu chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi bắt đầu quá trình tạo đèn Trung thu, ba mẹ hãy cùng con chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết sau nhé! Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình làm đèn trở nên suôn sẻ hơn. Dưới đây là danh sách các vật liệu bé cần chuẩn bị:

  • 1 tờ giấy A4 màu
  • 1 tấm bìa cứng
  • 1 cuộn băng dính hai mặt
  • 1 cuộn dây len
  • Dụng cụ: Thước, kéo, dao rọc giấy và compa

Với những vật liệu đơn giản và dễ tìm này, bạn đã sẵn sàng để bắt tay vào làm lồng đèn Trung thu bằng giấy nhún rồi đấy.

Nguyên liệu làm đèn trung thu
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cùng con sẽ giúp quá trình làm đèn lồng trung thu trở nên suôn sẻ hơn

Quy trình làm đèn trung thu giấy nhún đơn giản mà xinh đẹp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta cùng bắt đầu quá trình làm đèn Trung thu nào. Quy trình này gồm 6 bước đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.

Bước 1: Chuẩn bị giấy làm thân đèn

Đầu tiên, hãy sử dụng kéo để cắt tờ giấy A4 thành hình chữ nhật có kích thước 20x40cm. Đây sẽ là phần thân chính của chiếc đèn Trung thu. Nên hãy cắt giấy thật cẩn thận và chính xác để đảm bảo đèn lồng có hình dáng đẹp.

bước đầu làm đèn trung thu dạng giấy nhún
Với bước đầu làm đèn trung thu, ta sẽ cắt tờ giấy A4 thành hình chữ nhật có kích thước 20x40cm

Bước 2: Gấp giấy tạo hình

Tiếp theo, gấp giấy theo hình ziczac dọc theo chiều dài tờ giấy, tương tự như khi bạn gấp một chiếc quạt giấy. Sau đó, tiếp tục gấp ziczac thành từng ô vuông nhỏ chồng lên nhau. Quá trình này tạo ra hiệu ứng nhún đặc trưng cho đèn lồng Trung thu giấy nhún.

Đèn trung thu
Quá trình gấp ziczac tạo ra hiệu ứng nhún đặc trưng cho đèn lồng Trung thu

Bước 3: Tạo hình trụ tròn cho đèn

Sau khi hoàn thành việc gấp, mở giấy ra và sử dụng băng keo hai mặt để cố định giấy thành hình trụ tròn. Đây là bước để tạo nên hình dáng cơ bản của chiếc đèn Trung thu.

Tạo hình thân đèn Trung thu
Mở giấy ra và sử dụng băng keo hai mặt để cố định giấy thành hình trụ tròn

Bước 4: Chuẩn bị đế đèn

Sử dụng compa để vẽ 2 hình tròn trên tấm bìa cứng, mỗi hình có bán kính 10cm. Cắt các hình tròn này để làm đế cho đèn Trung thu. Một tấm sẽ được giữ nguyên, trong khi tấm còn lại cần khoét phần tâm, để lại phần viền có độ dài 2cm.

cách làm đế đèn trung thu
Cắt 2 hình tròn bán kính 10cm để làm đế đèn Trung thu, trong đó cắt tâm 1 hình có độ dài viền 2cm

Bước 5: Lắp ráp đèn lồng

Dùng băng dính hai mặt để dán 2 phần bìa vào đầu và đáy lồng đèn. Phần có tâm trống sẽ là phần đỉnh của đèn lồng Trung thu. 

Lắp ráp đèn Trung thu
Dùng băng dính hai mặt để dán 2 phần bìa đã cắt vào đầu và đáy lồng đèn

Bước 6: Hoàn thiện đèn lồng

Cuối cùng, đục hai lỗ đối diện nhau ở đỉnh đèn và luồn dây len vào để làm dây treo. Sau đó, cố định cốc nến vào bên trong đèn. Để tăng thêm vẻ đáng yêu cho lồng đèn, bé có thể sử dụng giấy màu và dây len để tạo đuôi cho đèn lồng Trung thu.

Hoàn thiện và trang trí đèn Trung thu
Để tăng thêm vẻ đáng yêu, bé có thể sử dụng giấy màu và dây len để tạo đuôi cho đèn lồng Trung thu

Tèn ten! Vậy là chiếc đèn Trung thu giấy nhún của bạn đã hoàn thành rồi. Ánh sáng dịu nhẹ tỏa ra từ bên trong sẽ tạo nên không khí ấm áp, lung linh cho đêm hội trăng rằm. Hãy cùng rước đèn Trung thu, tận hưởng không khí lễ hội truyền thống với chiếc đèn lồng Trung thu handmade độc đáo do chính tay bé làm, mẹ nhé!

Che mẹ cần lưu ý điều gì khi hướng dẫn con làm đèn lồng?

Khi hướng dẫn trẻ làm đèn lồng Trung thu, an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Cha mẹ cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các dụng cụ sắc nhọn như kéo hay dao rọc giấy. Bạn nên chuẩn bị một không gian làm việc thoải mái và đảm bảo rằng tất cả các vật liệu đều an toàn cho trẻ sử dụng.

Việc lựa chọn loại đèn Trung thu handmade phù hợp với từng độ tuổi cũng rất quan trọng. Với trẻ nhỏ, mẹ nên bảo bé bắt đầu với những mẫu đèn đơn giản, sử dụng vật liệu dễ thao tác. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể giới thiệu các mẫu phức tạp hơn để thách thức khả năng sáng tạo của con.

Trong quá trình thực hiện, cha mẹ hãy cho phép trẻ tự chọn màu sắc và trang trí đèn theo ý thích. Điều này không chỉ giúp phát triển óc sáng tạo mà còn tăng sự tự tin cho trẻ khi thấy ý tưởng của mình được tôn trọng và hiện thực hóa. Đừng quên giải thích cho trẻ về ý nghĩa của Tết Trung thu và truyền thống rước đèn. Đây là cơ hội tuyệt vời để truyền tải văn hóa và giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, giúp các em hiểu và trân trọng hơn về lễ hội Trung thu truyền thống.

Lưu ý khi làm đèn Trung thu handmade
Hãy biến quá trình làm đèn Trung thu handmade thành một hoạt động gia đình thú vị

Cuối cùng, hãy kiên nhẫn và sẵn sàng hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn. Quá trình làm đồ handmade không chỉ là để đạt thành phẩm cuối cùng mà còn là thời gian quý giá để cha mẹ và con cái gắn kết. Hãy biến nó thành một hoạt động gia đình thú vị, nơi bạn và con cùng học hỏi, chia sẻ và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

Với hướng dẫn chi tiết trên, Bangdinhdonghang chúc bạn và bé tạo ra những chiếc đèn Trung thu độc đáo và đẹp mắt. Hãy cùng bên nhau tận hưởng niềm vui và không khí rộn ràng của mùa Trung thu này nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng