Những cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo từ các vật dụng đơn giản

Đâu mới là cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo đơn giản, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí? Hãy cùng tìm hiểu qua những cách bóc tem trên các chất liệu khác nhau qua bài viết dưới đây.

Những cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo từ các vật dụng đơn giản

Hiện nay, mỗi khi mua một sản phẩm, hàng hóa mới, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có tem nhãn để có thể hạn chế được tối đa các tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhưng theo sau đó, người tiêu dùng lại phải tìm cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo làm sao để không gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. 

Hiểu được nỗi băn khoăn đó, dưới đây Bangdinhdonghang sẽ giới thiệu đến bạn những cách bóc, gỡ tem đơn giản từ những vật dụng quen thuộc.

Sử dụng baking soda và dầu ăn để gỡ tem nhãn

Baking soda là một sản phẩm có nhiều ứng dụng nổi bật trong việc tẩy trắng, làm sáng. Nhưng khi kết hợp sử dụng với dầu ăn lại thành một hỗn hợp đem lại hiệu quả bóc, gỡ tem nhãn đặc biệt cao. Với quy trình thực hiện đơn giản như sau:

cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo, cách bóc tem dán trên đồ nhựa, cách bóc tem vỡ, cách gỡ tem dán trên nồi, cách bóc tem dán trên đồ sứ
Sử dụng baking soda trong bóc, gỡ tem nhãn
  • Đầu tiên, bạn thực hiện trộn hỗn hợp baking soda và dầu ăn theo một tỷ lệ nhất định.
  • Sau đó, dùng khăn sạch để thấm hỗn hợp trên và lau trực tiếp lên bề mặt của tem nhãn. Bạn cần phải thực hiện lau đi lau lại nhiều lần để hỗn hợp trên được thấm đều vào bề mặt tem nhãn.
  • Sau một vài lần như vậy, tem nhãn sẽ có độ bôi trơn phù hợp, làm mất đi tính kết dính bền chặt ban đầu của nó, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng gỡ chúng ra.

Tuy nhiên, với phương pháp làm như này, sẽ khiến người thực hiện tốn kém thời gian khi phải thực hiện lau nhiều lần. Lưu ý, khi thực hiện bạn cần đeo găng tay để tránh gây tổn hại đến da tay khi thực hiện gỡ tem nhãn.

Nước rửa bát – sản phẩm chuyên dụng trong gỡ, bóc tem nhãn hàng hóa

Nước rửa bát không chỉ đơn giản là một hợp chất tẩy rửa giúp làm sạch các vật dụng, đồ dùng trong gia đình mà nó còn giúp người tiêu dùng bóc, gỡ những chiếc tem nhãn trên sản phẩm. 

Đầu tiên, bạn hòa nước rửa bát vào nước hoặc cũng có thể cho thẳng nước rửa bát lên trên bề mặt tem nhãn trên sản phẩm, sau đó ngâm khoảng từ 10 – 20 phút.

Tiếp theo, bạn sử dụng bàn chải nhỏ để có thể chà sát trực tiếp lên bề mặt tem nhãn đó. Cứ tiến hành chà như vậy cho đến khi lớp tem nhãn được loại bỏ hoàn toàn.

Phương pháp này tuy có cách thực hiện đơn giản, nhưng lại khiến người tiêu dùng tốn thời gian, công sức, đặc biệt, là không phù hợp với những chất liệu sản phẩm được làm từ giấy, bìa, điện tử, …

Gỡ tem nhãn hàng hóa bằng máy sấy tóc

Đây là một phương pháp được nhiều người tiêu dùng ưu tiên sử dụng bởi vật dụng dễ kiếm, thời gian thực hiện nhanh, không có khó khăn khi thực hiện. Chỉ cần với một chiếc máy sấy tóc bạn đã có thể dễ dàng gỡ bỏ lớp tem nhãn mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm.

cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo, cách bóc tem dán trên đồ nhựa, cách bóc tem vỡ, cách gỡ tem dán trên nồi, cách bóc tem dán trên đồ sứ
Bóc, gỡ tem nhãn từ máy sấy tóc

Đầu tiên, bạn sử dụng máy sấy sấy nóng vào thẳng bề mặt tem nhãn cần gỡ bỏ. Với tác động của luồng khí nóng sẽ khiến cho lớp keo dính chuyên dụng mất đi sự bền chặt vốn có của nó, giúp người tiêu dùng dễ dàng gỡ bỏ ngay sau đó. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này bạn cần phải cẩn thận, tránh sử dụng sấy nóng trong một thời gian dài gây bỏng, tổn thương da tay cũng như ảnh hưởng đến chất lượng máy sấy.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến với rất nhiều các sản phẩm khác nhau được dán các tem niêm phong như: tem bảo hành, tem chống vỡ, …

Gỡ tem nhãn bằng băng dính trắng

Đây là phương pháp vô cùng đơn giản, khi bạn chỉ cần dán băng dính đè lên bề mặt của tem nhãn cần gỡ, bóc. Sau đó miết thật mạnh, rồi thực hiện một lực thật mạnh để gỡ những chiếc tem đó ra. Việc làm như vậy, giúp tem nhãn dính chặt bao băng dính và được gỡ ra một cách dễ dàng, đơn giản. 

Một lưu ý khi sử dụng phương pháp này chính là phải lựa chọn được loại băng dính có kích thước phù hợp cùng độ bám dính cao. 

Lý do khiến những chiếc tem nhãn được dán chặt, khó bóc

Những chiếc tem nhãn hàng hóa được sử dụng với mục đích cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về sản phẩm như: nguồn gốc, thành phần, tên đơn vị chịu trách nhiệm, … giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng. Đồng thời, đây cũng là căn cứ giúp người tiêu dùng có thể tiến hành so sánh, xem xét để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của mình. Vì vậy, những chiếc tem nhãn cần được dán cố định một cách chắc chắn giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn khi lựa chọn, cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Thêm một lý do giúp tem nhãn được dán chặt, gây khó khăn trong việc bóc, gỡ là do cấu tạo của những tấm tem nhãn. Chúng có cấu tạo gồm 4 lớp, bao gồm:

cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo, cách bóc tem dán trên đồ nhựa, cách bóc tem vỡ, cách gỡ tem dán trên nồi, cách bóc tem dán trên đồ sứ
Cấu tạo 4 lớp cơ bản của tem, nhãn
  • Lớp đầu tiên là lớp mặt giấy được in thông tin, logo, mã vạch, … với các chất liệu khác nhau như: giấy, nhựa, vải, … nhưng loại chất liệu nhận được nhiều sự tin tưởng của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nhất chính là giấy – chất liệu an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường sống. Khi sử dụng giấy cho lớp đầu tiên, sẽ giúp tem nhãn có chất lượng cao, đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như chất lượng hình in được in trên đó. Đồng thời, chất liệu giấy còn giúp gia tăng khả năng bám dính hơn so với các chất liệu khác.
  • Lớp thứ hai chính là lớp keo chuyên dụng – nguyên nhân chính giúp đảm bảo được khả năng bám dính của tem khi dán lên sản phẩm. Lớp keo này được sản xuất từ Acrylic với khả năng bám dính tốt trên hầu hết các bề mặt của các chất liệu khác nhau.
  • Lớp thứ ba là lớp silicon được thêm vào với mục đích giúp bảo quản được chất lượng của lớp keo dính, cũng như để ngăn cách được lớp keo dính với lớp đế của tem nhãn, hạn chế được tình trạng tem nhãn không đạt chuẩn.
  • Lớp đế cũng chính là lớp cuối cùng của tem nhãn, được sản xuất từ chất liệu là giấy Kraft, giấy Glassine, đảm bảo được chất lượng của tem nhãn khi sử dụng.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những cách gỡ tem nhãn hàng hóa dán chặt bằng keo đơn giản từ các vật dụng quen thuộc. Hy vọng, với bài viết trên đã giúp bạn có được một quy trình bóc, gỡ tem đơn giản, giúp bạn đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng